20/12/2017
Xưởng nhôm kính ngày càng phát triển ở các vùng nông thôn và ngoại thành đô thị. Kinh nghiệm mở xưởng nhôm kính không phải ai cũng có, tất nhiên nhiều người rất quan tâm tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm để xây dựng riêng cho mình một cửa hàng nhôm kính kinh doanh. Dưới đây là một số kinh nghiệm mở xưởng của các cá nhân đi trước chia sẻ, bạn có thể tham khảo.
Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, nhu cầu xây dựng các công trình như nhà ở, cao ốc, khu chung cư… Hầu như ta thấy ở đâu cũng cần dùng đến nhôm kinh và kéo theo đó là sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh khung nhôm cửa kính.
Đây là bước rất quan trọng khi bạn bắt đầu mở xưởng nhôm kính của riêng mình. Khảo sát để thấy mức độ tiêu thụ tại khu vực mà bạn kinh doanh cũng như tiềm năng của các cửa hàng khác, xem bản thân có đủ lực để cạnh tranh không. Vì vậy bạn hãy dành một khoảng thời gian đi khảo sát nhu cầu thị trường khu vực bạn định mở xưởng, tình hình kinh doanh sản xuất của các xưởng nhôm kính khác quanh đấy xem giá thành và mẫu mã sản phẩm của họ có đẹp, đa dạng không. Và lượng khách hàng mục tiêu của họ như thế nào để từ đó đánh giá lại tiềm năng của xưởng mình mở liệu cạnh tranh được không.
Sau khi đi khảo sát đánh giá bạn có một lượng thông tin nhất định về bên ngoài cũng như bên trong (nội lực) thì tiến hành lập kế hoạch mở xưởng. Xác định nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, địa điểm thuê nhà xưởng, các mối nhận đơn hàng, tìm trước các công trình, dự toán tài chính các khoản chi trong 1-2 tháng đầu khi mở xưởng. Tất cả phải được thể hiện trong kế hoạch và có giai đoạn thực hiện rõ ràng, từ thời gian này đến thời gian này là làm những gì, hoàn thành những mục gì.
Có kế hoạch bạn sẽ chỉ cần bám sát kế hoạch để làm và đánh giá hiệu quả công việc. Bên cạnh đó cũng nên xây dựng một quy trình làm việc rõ ràng để đánh giá tiến độ các công trình nhôm kính mà xưởng làm. Điều này khá quan trọng, làm việc có quy trình trình tự rõ ràng sẽ gây được ấn tượng đối với khách hàng cũng như khiến họ tin tưởng hơn.
Từ khâu tiếp nhận thông tin, khảo sát công trình, tư vấn thiết kế, lựa chọn vật liệu phù hợp cho đến thi công, lắp đặt và nghiệm thu đều cần thể hiện thái độ nghiêm túc, nhanh chóng và hiệu quả. Có một quy trình nhanh gọn khoa học sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho xưởng cũng như khách hàng.
Nguồn nguyên vật liệu cũng rất quan trọng nó ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà xưởng nhôm kính của bạn nhận thi công. Đặc biệt nó còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn. Nên chọn nguồn cung chất lượng có thỏa thuận hợp đồng mua bán, giá cả rõ ràng, số phần trăm chiết khấu cho mỗi đợt nhập vật liệu. Thường thì các xưởng hay thỏa thuận với đơn vị cung cấp dưới hình thức là đại lí bán lẻ để được giá thành ưu đãi. Một số xưởng lâu năm, có quy mô lớn sau một thời gian hoạt động vững chắc, học chuyển sang cả kinh doanh nguyên vật liệu nhôm kính, vừa kinh doanh vừa cung cấp vật liệu cho xưởng. Tất nhiên việc cung cấp vật liệu cho xưởng vẫn là chủ yếu, đây là một cách rất hiệu quả vừa kinh doanh vừa có sẵn vật liệu cho công trình với giá cả bán buôn.
Kinh nghiệm mở xưởng nhôm kính cho thấy vốn không phải là vấn đề lớn nhất. Hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng nhiều cách. Khi mới mở xưởng có những người dựa vào các công trình mình nhận khi ký hợp đồng đàm phán để lấy trước được một khoản tiền công để mua nguyên vật liệu khi hoàn thành thì thanh toán hợp đồng. Đa phần vốn phải chuẩn bị trước từ khi lập xưởng, trong kế hoạch tài chính đã phải chỉ rõ các khoản cần chi. Nhất định bạn phải huy động 1 số vốn nhất định đủ để thuê nhà xưởng, thuê nhân công, sắm máy móc, đồ dùng … Có thể dự trù hoàn lại vốn bằng các hợp đồng ký kết trước đó.